Ads - 0905044126
Support
 
 
Tin chuyên mục - TIN TỨC
 Tình muộn ở làng phong

Tình muộn ở làng phong

Gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng trong lúc đi chữa bệnh ở làng phong, khi đã khỏi bệnh, hai vợ chồng bác Tiến và con cái trở về quê sinh sống. Nhưng cuối đời, vợ chồng bác lại tạm biệt các con, dắt díu nhau tìm về làng phong sống cùng những người cùng cảnh ngộ.

* Ảnh: Cuộc sống bình dị ở làng phong

Trời chiều nắng nhạt, con đường độc đạo, quanh co nằm dưới tán rừng phi lao đang rì rào cùng sóng biển khiến làng phong Quỳnh Lập (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) càng trở nên thăm thẳm. Một bên là núi cao, một bên là biển sâu, làng phong cùng với Bệnh viện phong - Da liễu trung ương Quỳnh Lập nằm cheo leo bên sườn núi, trở thành điểm sáng duy nhất ở nơi sơn cùng thủy tận này.

Vừa thoăn thoắt múc nước cho vợ rửa bát, giặt đồ, bác Phạm Đình Tiến (62 tuổi) - trưởng khu quản lí bệnh nhân phong hóm hỉnh kể về chuyện tình, chuyện đời của bản thân mình và những người cùng cảnh ngộ.

Trưởng khu điều trị bệnh nhân phong Phạm Đình Tiến đang giúp đỡ vợ làm việc nhà. Ảnh: Nguyên Khoa
Trưởng khu điều trị bệnh nhân phong Phạm Đình Tiến đang giúp đỡ vợ làm việc nhà. Ảnh: Nguyên Khoa.

Sinh ra ở làng biển Cảnh Dương huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), từ nhỏ, chàng trai nghèo có tâm hồn mơ mộng đã ấp ủ trở thành một nhà văn, nhà thơ. Năm 14 tuổi, cậu học sinh giỏi văn Phạm Đình Tiến bị ốm, cơ thể thỉnh thoảng xuất hiện nhiều vệt trắng rồi chân tay dần mất cảm giác, những vết loét cũng dần xuất hiện. Khi bác sĩ kết luận bị bệnh phong, cậu học sinh lớp 7 như chết lặng, từ một học sinh ngoan hiền, được mọi người quý mến, Tiến bị mọi người xa lánh, hắt hủi vì sợ lây nhiễm.

Không còn cách nào khác, Tiến được người nhà đưa ra Bệ̣nh viện phong Quỳnh Lập điều trị. "Hôm đó là ngày 23/6/1970, anh trai dắt tôi đi ra đến huyện Quỳnh Lưu, suốt đường đi, hai anh em không nói gì, nước mắt lưng tròng, trước mắt tôi là một khoảng trời xám xịt với hình ảnh những người bệnh cụt chân, cụt tay, lở loét bước liêu xiêu trong gió biển", bác Tiến nhớ lại ngày đầu tiên vào trại phong.

Sau những ngày chán nản, bi quan, được sự động viên của các bác sĩ, y tá và thấy được cuộc sống mới của những người đã khỏi bệnh ở làng phong, Phạm Đình Tiến bắt đầu hợp tác với phác đồ điều trị của bác sĩ và sống vui tươi trở lại.

Trong thời gian này, Đình Tiến để ý tới cô gái Nguyễn Thị Tuyến, kém mình 5 tuổi đến từ huyện Nam Sách, Hải Dương cũng đang điều trị tại bệnh viện. Tính cách và giọng nói nhẹ nhàng, tỉ mỉ của cô gái xứ Bắc đã khiến chàng trai xứ Quảng đem lòng yêu thương.

Được sự tác thành của các thầy thuốc và bệnh nhân, năm 1977, đám cưới của Tiến và Tuyến diễn ra trong niềm vui của cả làng. Sau đám cưới, những đứa con của họ lần lượt ra đời, hoàn toàn khỏe mạnh.

Để tiện việc học hành cho các con, năm 1980, hai vợ chồng cùng các con dắt díu nhau về Quảng Bình sinh sống. Dù đã khỏi bệnh hoàn toàn nhưng di chứng của bệnh phong vẫn khiến cho đôi bàn tay của hai vợ chồng bác Tiến bị dị tật suốt đời, hầu như không làm được việc nặng. Nhiều người dân trong làng khi thấy như vậy đã rỉ tai nhau và bắt đầu kì thị, xa lánh vì sợ bị lây nhiễm bệnh hủi.

Sống trong sự dè bỉu, xa lánh của xóm làng nhưng vì thương con, hai vợ chồng bác vẫn cố gắng chấp nhận. Đến năm 2002, khi các con đã khôn lớn, lập gia đình, vợ chồng bác Tiến quyết định chia tay Quảng Bình, trở lại làng phong Quỳnh Lập.

Bác Tiến chia sẻ, từ ngày trở lại làng phong, họ được gặp lại những người cùng cảnh ngộ, được bệnh viện phân nhà ở, được chăm sóc chu đáo về y tế nên sức khỏe của hai vợ chồng đều rất tốt.

Vốn khéo tay, hay làm nên bác Tiến mở một quán cắt tóc để phục vụ các bệnh nhân đang sống trong làng, thỉnh thoảng còn chạy xe ôm đưa đón khách từ thị trấn về vùng biển thăm làng phong. Vốn là một người yêu văn thơ, từ ngày trở lại làng phong, bác Tiến bắt đầu tập viết báo, làm thơ, sáng tác truyện ngắn. Những tác phẩm của bác thường nói về nỗi lòng của những bệnh nhân phong, về tình người, tình đất ở nơi đây; kêu gọi mọi người không kì thị với những người mắc bệnh,...

Ở làng phong, ngoài những câu chuyện tình của các cặp bệnh nhân, thì nhiều người khỏe mạnh, lành lặn cũng tìm thấy hạnh phúc của mình khi đến mảnh đất này.

Là cô gái hoạt bát và hoàn toàn khỏe mạnh, từ thời thanh niên, chị Hoàng Thị Ước ở xã Sơn Hải huyện Quỳnh Lưu đã dùng xe đạp đi buôn chuối, buôn cá ở vùng biển Quỳnh Lập. Những năm 1980, trong những lần đạp xe qua trại phong, chị gặp anh Nguyễn Quang Tư, một người lính đang điều trị bệnh ở đây. Sau một thời gian quen biết, chị Ước thầm yêu trộm nhớ người lính cùng quê lúc nào không hay.

Định cư ở làng phong sau khi khỏi bệnh, vợ chồng anh Tư - chị Ước luôn cảm thấy tràn ngập niềm vui. Ảnh: Nguyên Khoa
Định cư ở làng phong sau khi khỏi bệnh, vợ chồng anh Tư - chị Ước luôn cảm thấy tràn ngập niềm vui. Ảnh: Nguyên Khoa.

Năm 1988, chị Ước và anh Tư tổ chức đám cưới. Để tránh sự kì thị, xa lánh của mọi người, dù đã khỏi bệnh nhưng anh Tư quyết định không trở về quê mà đưa vợ trở lại làng phong sinh sống. Hiện nay, hai vợ chồng anh Tư đã lên chức ông, chức bà với những đứa con, đứa cháu hoàn toàn khỏe mạnh. Căn nhà nhỏ kiêm kiốt tạp hóa ở đầu làng phong của hai vợ chồng luôn đầy ắp tiếng cười con trẻ.

Trước đây, khi bệnh phong còn là một trong tứ chứng nan y, người mắc bệnh bị cộng đồng ghẻ lạnh, xa lánh thì làng phong Quỳnh Lập còn có những tên khác như "làng hủi", "vùng đất chết", vùng đất của những người không lành lặn,... Nhưng đối với những người từng đến Quỳnh Lập chữa bệnh thì khu làng phong lại là nơi chắp cánh tình yêu cho những mảnh đời khốn khổ, nơi chứng kiến những câu chuyện tình cảm động.

Hiện nay, làng phong là nơi trú ngụ của hơn 500 bệnh nhân từng điều trị tại bệnh viện. Họ đều hoàn toàn khỏi bệnh, nhưng tình nguyện ở lại, gắn bó với nhau tạo nên một cộng đồng của những người đặc biệt.

Bác Phạm Đức Tiến, Trưởng khu bệnh nhân phong cho biết, trong số 500 người đang sống tại làng phong, có rất nhiều cặp vợ chồng sau khi trở về quê hương nhưng vẫn không sống được bởi sự kì thị đã trở lại làng phong để tá túc; nhiều cặp khác chỉ có chồng hoặc vợ đã từng mắc bệnh nhưng vẫn tình nguyện ở lại. Con cái của những bệnh nhân ấy hoàn toàn khỏe mạnh, rất nhiều người sau khi học xong đã trở thành giáo viên, y tá, bác sĩ tình nguyện quay lại phục vụ ở làng phong.

Những đứa trẻ ở làng phong hoàn toàn khỏe mạnh và học giỏi, ngoan ngoãn. Ảnh: Nguyên Khoa
Những đứa trẻ ở làng phong hoàn toàn khỏe mạnh và học giỏi, ngoan ngoãn. Ảnh: Nguyên Khoa.

Trong câu chuyện ban chiều, bác Tiến tâm sự về chuyện tình của nhiều bệnh nhân phong éo le. Một đôi uyên ương ở Hải Phòng, yêu nhau từ khi còn trẻ nhưng vì chàng trai bị bệnh phong mà không lấy được nhau. Sau này, khi cô gái đã lấy chồng nhưng không hạnh phúc nên dù đã ở tuổi bà vẫn tìm về làng phong Quỳnh Lập để được sống những năm tháng còn lại với người mình yêu.

Có nhiều đôi tình nhân yêu nhau từ khi đang điều trị ở trại phong Vân Môn (Thái Bình) sau đó bị lưu lạc trong chiến tranh, và đến cuối đời lại tìm được nhau ở Quỳnh Lập,...

Thậm chí, nhiều người sau khi điều trị khỏi bệnh, trở về quê nhà với vợ con nhưng vì nhiều lí do khác nhau nên đã tạm biệt vợ con, trở lại làng phong dưỡng già... Ở đây, họ được các y bác sĩ của bệnh viện chăm sóc chu đáo, hoàn toàn miễn phí và quan trọng hơn là được sống và chia sẻ cùng nhau trong cộng đồng của những người không lành lặn.

"Ở làng phong, chúng tôi mới được sống thật với lòng mình, không bị dè bỉu, đố kị, mọi người sống chan hòa, yêu thương nhau và không ai có mặc cảm là mình bị hủi", bác Tiến tâm sự.

Chiều ở làng phong, phảng phất trong làn khói bếp bay trước những căn phòng chật hẹp mà ngăn nắp là tiếng cười giòn tan, sảng khoái của các cụ già sau ván cờ tướng, tiếng trẻ nhỏ bi bô chào người lớn khi đi học về và tiếng reo vui của sóng biển, gió trời. Nhạc điệu cuộc sống thanh bình đã làm đổi thay vùng đất chết, từ vùng đất của những người hủi, làng phong giờ có tên mới là "thế giới của những người hiền".

Hà Nguyên Khoa

bệnh phong, hủi, tình muộn, làng phong, Nghệ An, Quỳnh Lập, làng phong Quỳnh Lập

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 

Nguồn vnexpress.net

Tệp đính kèm

 
Các tin khác
  • iPhone thế hệ mới trình làng vào tháng 6
  • Barca - Milan, tiếng chim hót trong bụi mận gai
  • Nam sinh cấp 2 lột áo bạn nữ, quay clip
  • Nam sinh cấp 2 lột áo bạn nữ để quay clip
  • Nhật cự tuyệt lời mời giám sát tên lửa Triều Tiên
  • Những góc khuất của Sài Gòn
  • Ông lão 89 tuổi chụp ảnh miễn phí tặng mọi người
  • Thành phố tôi yêu
  • Mỹ từng lập dự án chế tạo máy bay hạt nhân
  • ’Đánh vào túi tiền người dân không phải thượng sách’
  • Kiệt tác ’Ông già và biển cả’ qua đoạn phim Stop Motion
  • Những đứa trẻ trong xưởng gốm Phù Lãng
  • Tranh cãi quanh giải xổ số hơn nửa tỷ USD
  • Độc chiêu của những ’đại lý’ bán ma túy
  • Mai Phương Thúy thăm nơi Harry Potter chào đời
  • ’Hotboy’ công nghệ Mỹ thu hút 1,1 triệu đô trong 4 ngày
  • Truân chuyên nuôi con tự kỷ
  • Kỷ luật phó công an xã bị tố ’tòm tem’ vợ bạn
  • Tuổi học trò không bình lặng
  • HTC One X so tốc độ với các đối thủ mạnh nhất
  • Barca - Milan, chung kết sớm tại chảo lửa Nou Camp
  • Người phụ nữ 10 năm không ăn cơm
  • Công trình tòa nhà cao nhất châu Âu bốc cháy
  • Việt Nam cần hàng tỷ USD để rà phá bom mìn
  • Cầu thủ ngoại đổi đời nhờ mang quốc tịch Việt
  • Chelsea đau đầu trước trận lượt về Champions League
  • Mỹ nữ ’Touch’ không thấy áp lực khi quay cảnh nóng
  • MU chạm một tay vào vương miện vô địch
  • Thúy Hạnh bị Bảo Ngọc, Đăng Quân hút hồn
  • Hai người chết dưới gầm xe đầu kéo
  • Bạn trẻ làm ảo thuật với cầu thủy tinh
  • Hai người chết, hàng nghìn căn nhà bị tốc mái do bão
  • Những đột phá công nghệ đáng chú ý đầu năm 2012
  • Bão tan, lũ Nam Trung Bộ lên cao
  • Cha, con gái và 18 thắc mắc về tình dục, giới tính
  • Kẻ bắt cóc bé gái 3 tuổi bị khởi tố
  • Blackburn - MU, mở toang cửa tới ngôi báu
  • ‘The Hunger Games’ vẫn ăn khách nhất tại Bắc Mỹ
  • 10 biệt thự siêu sang đắt nhất thế giới
  • Bán đồ lót trở thành tỷ phú
  • Triều Tiên họp đảng trước cuộc phóng tên lửa
  • Xả cạn hồ thủy điện Sông Tranh 2 để xử lý thấm
  • ‘Chưa đủ căn cứ để khẳng định xăng thô’
  • Thế giới náo nức trước Giờ Trái đất
  • Những hình ảnh không đẹp ở hội đền Hùng
  • Ông bí thư chân quê ở phố cổ Hội An
  • Có nên mua vàng vào lúc này?
  • Ngọc Thạch hội ngộ ông hoàng Monaco
  • Lạm phát quý một thấp nhất trong vòng 3 năm
  • Hổ trắng quý đẻ con ở Việt Nam
  •